Công nghệ xử lý nước thải

Đối với các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp, nước thải từ quy trình sản xuất bắt buộc phải được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về pháp luật, chất lượng nước và quy định xả thải ra môi trường.

Một hệ thống xử lý nước thải hiệu quả sẽ giúp cho nguồn nước thải ra môi trường sạch hơn, tránh gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe con người được đảm bảo. Đồng thời nâng cao hình ảnh doanh nghiệp với đối tác, sản xuất ra các sản phẩm tốt được đánh giá cao từ người tiêu dùng. Ngoài ra nó cũng giúp doanh nghiệp tránh được những khoản phạt nặng và các vấn đề liên quan đến pháp luật khi nước thải chưa đạt được các chỉ

Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Định nghĩa như thế nào về hệ thống xử lý nước thải: là hệ thống được tạo thành từ một số công nghệ xử lý nước đơn lẻ hợp thành, giúp giải quyết các vấn đề về yêu cầu xử lý nước thải cho từng nhà máy, doanh nghiệp. Tùy vào từng loại hình sản xuất, vào loại nước thải và lưu lượng nước sẽ có hệ thống công nghệ phù hợp.

Một hệ thống xử lý nước thải hiệu quả và được thiết kế tốt sẽ giải quyết:

  • Xử lý được những thành phần gây ô nhiễm trong nước thải. Đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt chuẩn yêu cầucủa Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
  • Chi phí đầu tư xây dựng và chi phí vận hành thấp, mà vẫn đáp ứng được độ bền và ổn định.
  • Dễ dàng nâng cấp khi có quy định thay đổi về chất lượng nước sau xử lý.

Hệ thống xử lý nước thải bao gồm những công đoạn nào?

Để có một hệ thống xử lý nước thải tốt thì ngoài những đặc điểm đã nếu ra, về nước thải và yêu cầu xả thải của địa phương, thì nhìn chung một hệ thống xử lý nước thải tiêu chuẩn điều bao gồm các công đoạn sau:

  • Xử lý cơ học: tách các thành phần rác thải, dầu mỡ, cặn bả ra khỏi nguồn nước thải.
  • Xử lý hóa học: trung hòa nồng độ PH trong nước, keo tụ tạo bông hoặc lắng, để loại bỏ các chất kim loại, các chất vô cơ
  • Xử lý sinh học: kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí, để loại bỏ các thành phần bị ô nhiễm hữu cơ.
  • Lọc nước: loại bỏ các chất rắn còn lại có trong nước, bước này tùy thuộc vào quy dịnh về xả thải của pháp luật đối với hàm lượng chất rắn có trong nước.
  • Hệ thống bảng điều khiền: tùy theo nhu cầu tối ưu hệ thống tự động hóa của doanh nghiệp.

Một hệ thống xử lý nước thải điển hình sẽ loại bỏ những gì trong nước?

Một hệ thống xử lý nước thải có thể được tạo thành từ các công nghệ cần thiết để loại bỏ các thành phần ô nhiễm dưới đây:

  • Nhu cầu oxy sinh học (BOD): lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. BOD là chỉ tiêu được dùng để đánh giá mức độ gây ô nhiễm hữu cơ của nước thải
  • Nhu cầu oxy hóa học (COD): lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất trong nước bao gồm cả chất vô cơ và chất hữu cơ. COD là chỉ tiêu được dùng để đánh giá mức độ gây ô nhiễm vô cơ và hữu cơ của nước thải
  • Nito và photpho (TN và TP): Chất gây phú dưỡng hóa nguồn nước
  • Coliform: vi sinh gây bệnh
  • Chất rắn lơ lửng (TSS): Lượng chất rắn không tan và khó lắng có trong nước
  • Độ màu

Các công đoạn của Hệ thống xử lý nước thải

Quy trình xử lý nước thải sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại nước thải, nhưng một hệ thống xử lý nước thải điển hình sẽ bao gồm các công đoạn như sau:

Trung Hòa

Một số loại nước thải có pH không ổn định (có thể thấp hoặc cao) nên cần trung hòa trước khi đưa vào các công đoạn xử lý khác. Tùy thuộc vào tính chất nước thải mà hóa chất NaOH hoặc H2SO4 được thêm vào. Thiết bị điều khiển và bơm định lượng được lắp đặt vào để điều chỉnh pH nước thải về giá trị thích hợp. Khoảng pH=6.5-8 để tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình xử lý phía sau.

Keo tụ

Keo tụ là quá trình các hóa chất khác nhau được cho vào để loại bỏ phần lớn chất rắn lơ lửng và tạp chất ô nhiễm. Quá trình này bắt đầu bằng việc hòa trộn hỗn hợp các chất phản ứng. Thường thì sẽ có 1 hoặc 2 chất phản ứng hóa học cụ thể để loại bỏ tất cả hạt mịn hơn trong nước, bằng cách kết hợp chúng với nhau thành các hạt nặng hơn để chìm xuống. Chất keo tụ phổ biến được dùng có gốc nhôm như phèn và polyaluminum clorua.

Tạo bông

Để tách các cặn nhỏ sinh ra ở quá trình keo tụ dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian lắng, dung dịch Polymer sẽ được thêm vào. Nhằm tạo ra các cầu nối để bắt giữ các bông cặn nhỏ, tạo thành các bông cặn lớn hơn, dễ tách loại ra khỏi nước.

Lắng

Nước thải sau quá trình tạo bông chứa nhiều bông bùn. Do vậy cần phải tách những bông bùn này ra khỏi nước bằng quá trình lắng trước khi qua quá trình xử lý tiếp theo. Cụ thể nước đưa vào ống phân phối, dưới tác dụng của trọng lực và tấm hướng dòng, các bông bùn lắng xuống đáy, nước trong di chuyển lên trên. Phần nước trong sẽ được thu gom qua hệ thống máng tràn sau đó chảy vào công đoạn xử lý tiếp. Phần bùn lắng sẽ được hút về khu xử lý bùn

Kỵ khí

Quá trình xử lý bằng vi sinh trong điều kiện không cung cấp oxy, áp dụng để xử lý các chất hữu cơ ô nhiễm cao (COD>2000 mg/l). Cơ chế quá trình như sau:

Hiếu Khí

Quá trình xử lý bằng vi sinh trong điều kiện cung cấp đủ oxy, áp dụng để xử lý các chất hữu cơ ô nhiễm thấp (COD<2000 mg/l)

Lọc

Bước kế tiếp trong quá trình xử lý là cho dòng nước chảy tràn qua bộ lọc để giữ lại các hạt cặn bẩn, mùi, giảm tối đa hàm lượng TSS trong nước.

Khử trùng

Mục đích của khử trùng nhằm loại bỏ các vi trùng, vi khuẩn… gây bệnh còn xót lại trong nước.