Những lưu ý khi đi bơi vào mùa hè mà bạn cần phải biết
Là môn thể thao tuyệt vời giúp sở hữu vóc dáng chuẩn và sức khoẻ dẻo dai, bơi lội còn là một trong những biện pháp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, nếu không có đủ kỹ năng để hiểu biết thì việc đi bơi vào những ngày có nhiệt độ cao hoặc bơi dưới ánh nắng sẽ vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe.
Bạn có biết những lưu ý khi đi bơi trong thời tiết mùa nóng là như thế nào? Dưới đây DIC sẽ đưa ra những chú ý khi đi bơi mùa hè để giúp bạn tránh được những sự cố đáng tiếc và đảm bảo sức khoẻ.
1. Lựa chọn bể bơi uy tín chất lượng
Bạn có thể đánh giá chất lượng bể bơi bằng cách quan sát bằng mắt thường xem có rong rêu hay lá cây hay không. Bên cạnh đó, bạn nên chọn những hồ bơi không quá đông người và thường xuyên có nhân viên dọn dẹp sạch sẽ. Những yếu tố khác như nhà tắm tráng, phòng thay đồ gọn gàng, ngăn nắp cũng cần phải quan tâm.
2. Không xuống nước khi đang mệt, đổ mồ hôi
Sau khi lao động, mồ hôi ra nhiều thì không nên nhảy xuống nước bơi lội ngay vì dễ bị cảm lạnh đột ngột, thậm chí có thể bị ngất xỉu, gọi là “trúng nước”. Nguyên nhân là do cơ thể không kịp phản ứng trước sự thay đổi nhiệt độ nóng, lạnh quá bất ngờ. Đây là lý do chính làm cho người biết bơi cũng bị chết đuối ngay ở chỗ nước nông.
Khác với những người bị chết đuối do phổi đầy nước, những người bị “trúng nước” đã bị ngất trước rồi sau đó mới bị ngạt thở. Bởi vậy, nếu đang ra nhiều mồ hôi thì nên nghỉ ngơi ít phút cho đến khi hết mệt, người ráo mồ hôi rồi hãy xuống nước.
3. Khung giờ bơi lội thích hợp
Vào mùa hè, để giải nhiệt cơ thể rất nhiều người lựa chọn đi bơi. Tuy nhiên, nhiệt độ càng cao thì sẽ rất dễ gây hại cho cơ thể. Các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra lời khuyên rằng khung giờ tốt nhất để bạn đi bơi là vào buổi sáng từ 5h30-8h hoặc 6-9h, buổi chiều vào khoảng từ 5h trở đi. Nếu bạn đi bơi vào lúc nhiệt độ cao sẽ không tốt cho sức khỏe bởi sự chênh lệch nhiệt độ sẽ làm cho cơ thể bị cảm, các tia cực tím nhiều sẽ làm cháy da. Dù bạn đã bôi kem chống nắng kỹ càng cũng dễ bị bắt nắng do nước hồ bơi có nhiều chất tẩy rửa làm trôi lớp kem chống nắng.
4. Kiểm tra lượng Clo dư trong nước
Mặc dù Clo là hóa chất không thể thiếu trong bể bơi sử dụng để diệt trùng, khử khuẩn hữu ích. Tuy nhiên, nếu dùng với mức liều lượng quá mức cho phép sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ.
Mùi của Clo rất nồng nặc, khó chịu khi sử dụng ở nồng độ cao và bạn sẽ dễ dàng nhận biết bằng cách ngửi trực tiếp. Ngoài ra, nó còn gây kích ứng da, mắt, và làm khô hại tóc. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì lượng clo dư ở bể cần ở mức tối thiểu là là 1mg/l, tối đa là 3mg/l.
5. Không ăn quá no trước khi đi bơi
Chúng ta đều biết rằng khoảng thời gian sau khi ăn xong là để cơ thể nghỉ ngơi, tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan lựa chọn xuống hồ bơi, điều này sẽ khiến bạn rơi vào những tình huống nguy hiểm. Nếu ăn quá no, khi xuống nước không những gây hại cho sức khỏe mà còn có nguy cơ tử vong cao bất cứ lúc nào. Ăn no sẽ làm cho máu dồn hết về dạ dày để tiêu hóa thức ăn nên lượng máu lên não và các cơ quan khác bị thiếu hụt, dễ gây choáng váng, mất ý thức. Nên bơi ít nhất sau 45 phút khi ăn là tốt nhất.
6. Khởi động trước khi bơi
Nhiệt độ nước thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể, vì vậy, trước khi xuống nước nên tập một số động tác khởi động để cơ thể thích ứng với môi trường nước. Khởi động trước khi bơi sẽ làm các hệ cơ ấm lên, các khớp được linh hoạt hơn, giảm nguy cơ chấn thương rất cao, làm mềm dẻo các cơ bắp, tinh thần thoải mái….
Cách khởi động tốt nhất theo trình tự: xoay cổ, xoay vai, xoay khuỷu tay, cổ tay, xoay hông, xoay gối và xoay cổ chân trong vòng 10 đến 15 phút trước khi xuống bơi.Nhiều người không có thói quen khởi động kỹ trước khi bơi dẫn tới tình trạng xuống nước dễ bị chuột rụt, đuối cơ… Chỉ cần vài động tác đơn giản như xoay tay cổ tay, cổ chân, cánh tay, gập người là bạn có thể thoải mái bơi lội.
7. Uống nhiều nước
Chúng ta đều biết rằng khoảng thời gian sau khi ăn xong là để cơ thể nghỉ ngơi, tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan lựa chọn xuống hồ bơi, điều này sẽ khiến bạn rơi vào những tình huống nguy hiểm. Kể cả khi bơi cơ thể bạn vẫn mất nước do vận động, chính vì vậy bạn nên bổ sung nước. Bằng cách đem theo một chai nước lọc thông thường hoặc điện giải uống khi nghỉ ngơi.
8. Sử dụng các phụ kiện khi bơi
Bể bơi là nơi có nhiều hóa chất, chất thải gây hại cho sức khỏe. Bạn nên lưu ý khi đi bơi để tự chủ động bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng các phụ kiện khi đi bơi như kính bơi để phòng tránh các bệnh về mắt hay nút tai để nước không lọt vào tai gây nhiễm trùng.
9. Tắm gội sạch sẽ sau khi bơi
Nước hồ bơi có chứa hoá chất sẽ làm cho da bạn bị khô, dị ứng, ảnh hưởng đến tóc, thậm chí gây ra các bệnh phụ khoa. Chưa kể đến những chất thải, vi khuẩn bám vào. Vì thế, bạn phải tắm gội sạch sẽ sau mỗi lần bơi để hạn chế các nguy cơ ảnh hưởng của nước đối với sức khỏe.
10. Chăm sóc cơ thể khi đi bơi
Hãy chăm sóc cơ thể của mình sau khi đi bơi thật tốt bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm, phục hồi và ngăn ngừa khô da. Đừng quên làm sạch cả da mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhé nữa nhé!
Trên đây là toàn bộ những lưu ý khi đi bơi mùa hè. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt. Hãy tiếp tục theo dõi DIC để đón đọc thêm nhiều bài viết thú vị hữu ích hơn nữa nhé!